Ở nút bắt đầu, chọn Danh mục/Hàng hóa & Nguyên vật liệu.
Hình 1: Đường dẫn đến Danh mục hàng hóa và nguyên vật liệu
Tại cửa sổ vừa hiện lên, chúng ta nên chú ý các khu vực được đánh số trong hình:
Hình 2: Danh mục hàng hóa và nguyên vật liệu
Ở khu vực khung đỏ thứ 1, chúng ta sẽ thiết lập các nhóm cho từng loại hình kinh doanh cùng với thức ăn, giầy dép và nguyên vật liệu,…
Bấm chọn vào nhóm Hàng bán, sau đó chọn Tạo nhóm để tạo loại hình kinh doanh và các nhóm con (vd: Karaoke, nhà hàng, siêu thị, spa,… và các nhóm con: thức ăn, cá, bia,… như trong hình).
Nếu muốn biết thông tin của 1 nhóm nào đó, chúng ta chọn nhóm đó rồi bấm vào nút Xem, sau đó màn hình sẽ hiện thị cửa sổ giống với khi bấm nút Tạo nhóm nhưng có đầy đủ thông tin của nhóm hàng bạn đang chọn. Tại đây, chúng ta có thể thay đổi, cập nhật thông tin của nhóm hàng hiện tại.
Lưu ý: với nhóm hàng Nguyên vật liệu, chúng ta không cần tạo mới mà chỉ cần chọn trong danh mục đã được tạo sẵn.
Hình 3: Danh sách nhóm hàng
Sau khi bấm nút Tạo nhóm, màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Nhóm hàng như hình dưới.
Tại đây, chúng ta có các thông tin sau:
Hình 4: Tạo nhóm hàng
Ví dụ như trong hình, chúng ta có Mã: KRK_Bia cho nhóm hàng Bia, thuộc nhóm cha Thức Uống của nhóm ông nội Karaoke :shrug: , với 0% VAT và hình thức Drink.
Sau khi nhập xong các thông tin cần thiết, chúng ta bấm nút Lưu, rồi Tạo mới cho các nhóm hàng khác.
Lưu ý: Nếu sau khi bấm nút Lưu mà phần mềm báo lỗi trùng mã, điều này có nghĩa là Mã của nhóm hàng bạn đang tạo đã được đặt cho 1 nhóm khác rồi. Do đó, chúng ta cần đặt lại Mã nhóm khác cho nhóm hàng bạn đang tạo.
Lưu ý: trong trường hợp các mặt hàng có các nhóm con nhỏ hơn thì chúng ta nên tạo các nhóm hàng phân cấp 2. Ví dụ: với nhóm hàng Cá sẽ chứa nhiều nhóm con (cá đuối, cá chẽn, cá điêu hồng…). Thì đầu tiên, chúng ta tạo nhóm Cá như bình thường, sau đó chọn bấm nút Tạo mới để tạo các nhóm hàng cá đuối, cá chẽn,… với nhóm cha là Cá.
Sau khi tạo xong danh mục các nhóm hàng, chúng ta có 2 cách để tạo ra danh mục các hàng hóa và nguyên vật liệu:
Cách 1: Tạo trực tiếp trên website quản lý.
Chúng ta sẽ bấm chọn nhóm hàng (ví dụ: nhóm Tiger chai). Sau đó tại khu vực khoanh đỏ thứ 2 của Hình 2: Danh mục hàng hóa và nguyên vật liệu, chúng ta chọn tạo mới, màn hình sẽ xuất hiện khung lựa chọn như hình dưới.
Hình 5: Các thiết lập của Mặt hàng
Sau khi nhập các thông tin cần thiết xong, ta bấm chọn nút Lưu rồi Thêm để tiếp tục tạo mặt hàng mới.
Cách 2: Tạo danh mục hàng hóa & nguyên vật liệu thông qua Xuất/Nhập dữ liệu
Bước 1: đầu tiên chúng ta bấm chọn vào nhóm Hàng bán. Sau đó tại khung khoanh đỏ, chúng ta bấm chọn Xuất dữ liệu, chọn mục Tất cả/Excel 2007 hoặc các file khác tùy lựa chọn của bạn (ở đây chúng ta sẽ sử dụng file Excel làm mẫu).
Hình 6: Xuất dữ liệu
Bước 2: sau khi download file Excel về, chúng ta mở lên sẽ được kết quả như hình dưới.
Hình 7: Nhập dữ liệu vào Excel
Bước 3: tại đây, chúng ta sẽ nhập Mã hàng, Tên hàng, Đơn vị tính, Mã nhóm, Tên nhóm, Thuế VAT, sản phẩm phổ biến… như 2 dòng ví dụ mẫu có sẵn.
Lưu ý: Mã nhóm và Tên nhóm phải giống với các nhóm hàng chúng ta đã tạo sẵn từ các bước trên. Mã hàng sẽ bao gồm Mã nhóm ghép với số thứ tự trong nhóm hàng (vd: với mặt hàng Tiger chai thì Mã nhóm là Bia, Tên nhóm là Bia, Mã hàng là KRK_Bia01, Tên hàng là Tiger chai). Sau đó, chúng ta nhập thêm các thông tin phía sau như: thuế VAT, giấu đi, trừ kho,… như 2 ví dụ có sẵn.
Bước 4: Sau khi đã nhập tất cả các mặt hàng hóa và nguyên vật liệu vào bảng Excel, chúng ta lưu lại rồi chọn Nhập dữ liệu và chọn file excel đã lưu để hệ thống tự động nhập dữ liệu từ file Excel vào web quản lý.
Hình 8: Nhập dữ liệu từ Excel vào phần mềm bán hàng
Lưu ý: nếu trong lúc hệ thống nhập dữ liệu từ file Excel báo lỗi, điều này có nghĩa là chúng ta chưa tạo đơn vị tính đầy đủ cho tất cả các mặt hàng. Do đó, cách khắc phục là chúng ta sẽ phải khai báo các đơn vị tính còn thiếu vào trong Danh mục đơn vị tính và nhập lại file Excel tại bước này.
Bước 5: sau khi quá trình Nhập dữ liệu đã hoàn tất, chúng ta có thể điều chỉnh các thiết lập cho từng mặt hàng hóa và nguyên vật liệu riêng biệt giống như cách 1.
Với từng món hàng, chúng ta có thể tùy chỉnh các thiết lập riêng theo ý của bạn.
Hình 9: Thiết lập các định dạng cho từng mặt hàng hóa và nguyên vật liệu
Tại các khu vực khoanh đỏ, chúng ta có các ô để tick vào các tùy chọn.
Như vậy, chúng ta đã hoàn thành phần hướng dẫn cách danh mục Hàng hóa và nguyên vật liệu. Trong bài kế tiếp, chúng ta sẽ tiếp tục với phần hướng dẫn danh mục Nhóm phụ. Cảm ơn các bạn đã đọc bài hướng dẫn của Phần mềm Hợp nhất chúng tôi và hẹn gặp lại trong những bài hướng dẫn sau.
Bài trước: Danh mục đơn vị tính
Bài sau: Nhóm phụ